Pressing trong bóng đá có nghĩa là gì?
“Pressing” tiếng Anh có nghĩa là tạo áp lực vào một thứ gì đó. Pressing trong bóng đá mô tả việc một đội tạo áp lực lên đối phương nhằm ‘bóp nghẹt’ khoảng không chơi bóng rồi giành lại quyền kiểm soát bóng từ họ.
Pressing trong bóng đá xuất hiện từ những năm nửa cuối thập niên 60, thời điểm các cầu thủ được rèn luyện thể lực một cách đáng đáng kể nhằm phục vụ cho mục đích ‘chiến thuật’ của các nhà cầm quân thời đó. Tiên phong trong việc áp dụng pressing vào bóng đá được cho là ông Thomas Patrick Gorman ở những năm 1930. Tuy nhiên, lúc này pressing còn sơ khai và chưa được áp dụng rộng rãi.
Mãi đến thập niên 1970, pressing mới được phổ biến hơn sau khi được Ernst Happel áp dụng trong chiến dịch Feyenoord vô địch C1 năm 1974 hay “cha đẻ” của bóng đá tổng lực Rinus Michels cùng với đội tuyển Hà Lan vô địch World World Cup 1974.
Ngày nay, pressing trong bóng đá là một chiến thuật phổ biến và được áp dụng bởi hầu hết các đội bóng.
Các chiến thuật pressing trong bóng đá hiện đại
Có 3 loại pressing trong bóng đá hiện đại phổ biến gồm:
- Pressing tầm cao (High pressing).
- Pressing tầm trung (Midfield pressing).
- Pressing tầm thấp (Low pressing).
Pressing tầm cao (High pressing)
Pressing tầm cao hay High pressing là dạng chiến thuật áp sát, tạo áp lực một cách đồng bộ và nhất quán ngay ở phần sân đối phương khi họ đang cầm bóng với mục đích ‘bóp nghẹt’ không gian, hướng lên bóng từ tuyến dưới nhằm khai thác, tận dụng những đường chuyền hỏng hoặc sai lầm mà hậu vệ đội bạn mắc phải khi bị ‘quây bắt’ liên tục.
Ưu điểm của Pressing tầm cao
- Tăng cơ hội tìm kiếm bàn thắng: Khi pressing và giành lại bóng thành công, đội có thể nhanh chóng mở ra một cơ hội ghi bàn với xác suất cao.
- Kiểm soát trận đấu: Pressing tầm cao khiến đối phương khó triển khai lối chơi, qua đó giúp đội nhà kiếm soát thế trận tốt hơn.
Nhược điểm của pressing tầm cao
- Hao tốn thể lực: Pressing tầm cao đòi hỏi các cầu thủ phải di chuyển nhiều, nhất là các tiền đạo và có thể khiến họ khó có thể thi đấu trọn vẹn 90 phút.
- Rủi ro tiềm ẩn: Nếu pressing không thành công, đội bóng có thể bị phản công nhanh và dễ bị thủng lưới.
Các biến thể của pressing tầm cao
- Gegenpressing: hay Counter-press có được định là giành lại bóng ngay khi mất bóng. Được áp dụng với cụm đội hình dày ngay bên phần sân đối phương nhằm áp đảo về quân số để mở ra một cuộc tấn công mới. Hai HLV thành danh nhất khi sử dụng loại chiến thuật này là Jurgen Klopp và Marcelo Bielsa.
- Pressing khu vực: là một chiến thuật pressing tầm cao được áp dụng dựa trên khu vực thay vì tập trung vào từng cầu thủ.
- Pressing từ biên: Áp sát đối phương từ hai biên để buộc họ chuyền bóng vào khu vực giữa sân, nơi có nhiều cầu thủ của đội bóng đang chờ sẵn.
- Pressing với số đông: Sử dụng nhiều cầu thủ để áp sát đối phương, tạo ra áp lực lớn và buộc họ mắc sai lầm.
Pressing tầm trung (Midfield pressing)
Pressing tầm trung hay Midfield pressing sẽ tập trung gây áp lực và áp sát đối phương ở khu vực giữa sân khi đội nhà không có bóng. Mục đích của loại chiến thuật này là hạn chế khả năng triển khai bóng của đối phương nhằm giảm thiểu nguy cơ bị phản công nhanh do đối phương khó có thể vượt qua khu vực giữa sân. Đồng thời khi giành lại bóng ở khu vực giữa sân, đội bóng sẽ có nhiều thời gian hơn để tổ chức tấn công.
Manchester City dưới thời Pep Guardiola, Barcelona dưới thời Xavi Hernandez, Bayern Munich dưới thời Julian Nagelsmann hay Real Madrid dưới thời Carlo Ancelotti là những đội sử dụng xuất sắc nhất loại chiến thuật này.
Ưu điểm của Pressing tầm trung
- An toàn: Pressing tầm trung ít rủi ro hơn pressing tầm cao vì đội bóng không dâng cao đội hình.
- Hiệu quả: Pressing tầm trung rất thể hiệu quả nếu đội bóng có tổ chức tốt và sở hữu các cầu thủ có kỹ năng rê bóng tốt ở khu vực giữa sân như De Jong của Barcelona.
- Dễ thực hiện: Pressing tầm trung không đòi hỏi sự nhất quán đồng bộ như pressing tầm cao.
Nhược điểm của pressing tầm trung:
Ưu điểm của Pressing tầm trung
- Mất thời gian: ‘Nhiệt’ và cường độ của pressing tầm trung không cao bằng pressing tầm cao nên sẽ mất thời gian để giành lại bóng.
- Phụ thuộc vào đối phương: Hiệu quả của pressing tầm trung phụ thuộc vào việc đối phương có mắc sai lầm hay không.
- Khó kiểm soát: Một đội không sở hữu những cầu thủ có những kỹ năng xử lý ở phạm vi hẹp khó có thể nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết ngay khi thành công đoạt bóng.
Tuy vậy, trong bóng đá ngày nay ranh giới giữa high-press và mid-press cũng khá mờ nhạt, một đội có thể chuyển đổi giữa high-press và mid-press tùy theo diễn biến, tình huống trên sân.
Pressing tầm thấp (Low pressing)
Pressing tầm thấp hay Low pressing ít được sử dụng nhất trong 3 loại hình pressing căn bản bởi nó tương đối thụ động, trong đó các cầu thủ đội bóng không có bóng sẽ tạo thành một khối đội hình thấp và thu hẹp khoảng cách giữa các tuyến, tạo áp lực lên đối phương khi họ có bóng ở phần sân nhà của đội mình nhằm giảm thiểu nguy cơ bị ghi bàn do đối phương có ít khoảng trống để khai thác.
Ưu điểm của Pressing tầm thấp
Ưu điểm của Pressing tầm thấp tương tự như Pressing tầm trung và còn không đòi hỏi các cầu thủ phải có kỹ thuật tốt.
Nhược điểm của Pressing tầm thấp
- Không có tính chủ động: Những đội chơi pressing tầm thấp thường không chủ động kiểm soát thế trận cũng như và chủ động trong việc tấn công.
- Mất thời gian: Pressing tầm thấp rất mất thời gian để giành lại bóng, đa phần là tập trung phòng ngự.
Pressing dựa trên cách thức thực hiện.
Ngoài 3 loại pressing trong bóng đá căn bản kể trên, còn 1 loại pressing tương đối phổ biến hiện nay là pressing dựa trên cách thức thực hiện. Loại này được chi thành 3 dạng: ball-oriented, man-oriented và space-oriented. Trong đó:
- Ball-oriented: là kiểu press “nguyên thủy” nhất, xuất hiện từ rất lâu rồi, đó là cách thực hiện gây áp lực hướng trực tiếp vào quả bóng, tức khi một cầu thủ đối phương nhận bóng thì các cầu thủ đội nhà lập tức vây bắt xung quanh cầu thủ đấy. Đây chính xác là loại press mà tuyển Hà Lan sử dụng trong chiến dịch vô địch World Cup năm 1974. Nó có nhược điểm lớn là khi ball-oriented thất bại thì khoảng trống để lại phía sau là khó có thể khỏa lấp nên ngày nay hiếm có đội bóng nào sử dụng.
- Man-orriented: Đây là loại hình khắc phục hạn chế của ball-oriented, cụ thể khi cầu thủ đối phương có bóng thì đội pressing sẽ lập tức cử người kèm các đồng đội gần với anh ta khiến cho cầu thủ cầm bóng không thể kết nối được tới họ.
- Space-oriented: là phương thức gây áp lực bằng cách kiểm soát hết các khoảng không gian xung quanh cầu thủ cầm bóng của đối phương. Khi một cầu thủ đối phương có bóng, thay vì 1 kèm 1 với các cầu thủ xung quanh thì đội thực hiện pressing sẽ cắt cử người chắn các hướng chuyền bóng.
Cách thoát pressing trong bóng đá
Để thoát pressing trong bóng đá, cầu thủ cần có kỹ thuật và tư duy tốt. Một cách hiệu quả là sử dụng các đường chuyền ngắn và chính xác để vượt qua áp lực của đối thủ. Đồng thời, cầu thủ cần có khả năng di chuyển linh hoạt để tạo ra khoảng trống và nhận bóng an toàn.
Quan trọng nhất là phải có sự hiểu biết về vị trí và cử động của đồng đội để tạo ra sự kết hợp và tấn công nhằm mở ra các lỗ hổng trong hàng phòng ngự của đối thủ. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cầu thủ và một kế hoạch tấn công linh hoạt để vượt qua pressing một cách hiệu quả.
Dưới đây là các kỹ thuật đơn giản giúp người chơi nâng cao kỹ năng thoát pressing trong bóng đá:
5 kỹ thuật thoát pressing trong bóng đá hiệu quả
Tổng kết tầm quan trọng của pressing trong bóng đá hiện đại
Tóm lại, pressing là một yếu tố quan trọng trong bóng đá hiện đại vì nó giúp đội bóng tạo ra áp lực lên đối thủ, cản trở sự phát triển của đối phương và tạo ra cơ hội tấn công. Qua pressing, đội có thể nhanh chóng đoạt lại nhanh nhất bóng, giảm thiểu thời gian cho đối thủ xây dựng phản công và tạo ra các tình huống nguy hiểm đến khung thành.
Ngoài ra, pressing còn giúp cải thiện sự liên kết giữa các cầu thủ, tạo ra sự đồng thuận trong lối chơi và tăng cường sự tự tin cho đội bóng. Do đó, trong bóng đá hiện đại, việc huấn luyện và thực hiện pressing đòi hỏi sự tập trung và sự hiểu biết chiến thuật cao từ phía các cầu thủ và huấn luyện viên.
Trên đây là toàn bộ bài viết ‘Pressing trong bóng đá là gì? Có mấy loại hình pressing trong bóng đá’ mà Thể Thao Plus gửi đến bạn đọc. Ngoài ra đừng quên truy cập website mỗi ngày để không bỏ lỡ những tin tức nóng hổi về thế giới bóng đá cũng như những thông tin bổ ích để nâng cao kỹ năng chơi bóng của bạn.