Phạt góc là gì? Những tình huống bị bắt phạt góc bóng đá

Trong bóng đá, những tình huống phạt góc luôn là thứ vũ khí lợi hại nhằm tạo ra cơ hội lớn để có thể ghi bàn. Vậy quý độc giả hiểu phạt góc là gì? Bài viết sau đây của Thethaoplus sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về định nghĩa phạt góc trong bóng đá.

Phạt góc là gì?

Phạt góc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu bóng đá. Quả phạt góc thường xảy ra khi đội tấn công thực hiện một cú sút bị đối phương cản phá. Sau đó, bóng đi qua đường biên ngang mà không đi vào khung thành. Quả phạt góc cũng sẽ được tính nếu một cầu thủ chuyền hoặc phá bóng ra hết đường biên ngang phần sân của đội mình. Bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả phạt góc đá thẳng vào cầu môn.

Phạt góc được phát minh ra lần đầu tiên tại Sheffield trong bộ luật Sheffield năm 1867. Quả phạt góc được thông qua bởi Liên đoàn bóng đá Anh vào ngày 17/2/1872.

Phạt góc là gì?
Phạt góc là gì?

Phạt góc khi nào?

Một đội sẽ được hưởng phạt góc khi quả bóng đã hoàn toàn đi hết đường biên ngang trên sân phía ngoài cầu môn đối thủ, và người chạm bóng cuối cùng trước khi bóng ra khỏi sân là cầu thủ của đội phòng ngự (kể cả thủ môn).

Trong phần lớn các trường hợp, trợ lý trọng tài là người thông báo một quả phạt góc sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng lá cờ của mình chỉ vào vòng cung đá phạt góc ở bên góc trái hoặc phải sân, nơi mà bóng đi ra ngoài sau khi chạm một cầu thủ hoặc thủ môn.

Phạt góc khi nào?
Phạt góc khi nào?

Quy định về đá phạt góc

  • Bóng đặt trong vị trí đá phạt góc tại điểm gần cột cờ góc nhất.
  • Không được di chuyển cột cờ góc.
  • Cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 đến khi bóng được đá vào cuộc.
  • Người đá phạt góc là cầu thủ của đội tấn công.
  • Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.
  • Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.

Chiến thuật đá phạt góc

Chiến thuật tấn công khi đá phạt góc

Để triển khai một pha bóng tấn công ở các tình huống phạt góc, có 3 phương án mà các cầu thủ có thể lựa chọn gồm chuyền ngắn phối hợp tấn công, chuyền dài phối hợp tấn công và đá thẳng vào khung thành.

  • Chuyền ngắn phối hợp tấn công được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa ít nhất 2 hoặc 3 cầu thủ ở gần khu vực đá phạt góc. Sau đó, có thể thực hiện một pha tạt bóng vào trong hoặc đưa ra tuyến hai băng lên dứt điểm, thậm chí là có thể tự đột phá sút bóng, tạo bất ngờ cho hàng thủ đối phương. Chiến thuật này cũng phù hợp với các đội bóng không có các gương mặt giỏi không chiến, bên cạnh đó những yếu tố bên ngoài tác động như ngược gió, mặt sân sấu, bóng nặng,…
  • Chuyền dài phối hợp tấn công là cách triển khai cơ bản nhất của mỗi pha đá phạt góc. Điều này yêu cầu đội bóng cần sở hữu các cầu thủ có khả năng đá phạt tốt, đồng thời các cầu thủ ở vòng cấm có khả năng tranh chấp, chọn vị trí và bật cao đánh đầu hoặc tung người dứt điểm.
  • Đá thẳng vào khung thành là một lựa chọn vô cùng táo báo, tuy nhiên phương án trên đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật tạt bóng ưu việt, lực chân mạnh đưa bóng đi thẳng vào cầu môn đối thủ. Đây có thể là cách khai thác bất ngờ và mang lại hiệu quả cho các đội bóng.
Chiến thuật tấn công khi đá phạt góc
Chiến thuật tấn công khi đá phạt góc

Chiến thuật phòng thủ khi đối phương đá phạt góc

Khi đóng vai trò là đội bị phạt góc, đội bóng sẽ chủ trương dồn phần lớn quân số về khu vực cấm địa để phòng ngự và chỉ bố trí tối thiểu 1 cầu thủ ở trên phần sân đội bạn, chờ đợi thời cơ phản công.

Để đảm bảo giữ sạch mảnh lưới, các cầu thủ có chiều cao sẽ theo kèm những cái tên có thể hình tốt bên phía đối thủ. Thủ môn sẽ di chuyển trên vạch vôi, quan sát và sẵn sàng băng ra đấm bóng nếu thấy phù hợp. Một cầu thủ sẽ được bố trí đứng sát cột dọc nhằm bọc lót cho thủ môn khi băng ra hoặc cú dứt điểm của đối thủ vượt ngoài tầm phản xạ.

Ngoài ra, có thể phân công một cầu thủ đứng sát đường biên ngang cách bóng 9.15m, nhằm đề phòng đối phương thực hiện quả phạt góc bằng chuyền ngắn hoặc chuyền xà tháp vào trung lộ,

Chiến thuật phòng thủ khi đối phương đá phạt góc
Chiến thuật phòng thủ khi đối phương đá phạt góc

Hình phạt khi đá phạt góc không đúng quy định

Trường hợp cầu thủ thực hiện quả phạt góc không phải là thủ môn

Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ thực hiện quả phạt góc lại chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác. Theo quy định, đội đối thủ được hưởng quả phạt gián tiếp ngay tại vị trí phạm lỗi.

Mặt khác sau khi bóng đã vào cuộc, cầu thủ thực hiện quả phạt góc cố tình dùng tay chạm bóng khi bóng chưa chạm các cầu thủ khác. Đội đối thủ sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp ngay tại vị trí phạm lỗi. Nếu tình huống diễn ra ở khu vực cấm đia, Đội đối thủ sẽ được hưởng quả phạt đền.

Trường hợp cầu thủ thực hiện quả phạt góc là thủ môn

Sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng (không phải bằng tay) lần thứ 2 mà bóng chưa chạm một cầu thủ khác thì đội đối thủ được quả phạt gián tiếp ở nơi phạm lỗi.

Còn nếu thủ môn lại cố tình dùng tay chạm bóng khi bóng chưa chạm các cầu thủ khác thì đội đối thủ được quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi. Đội đối thủ được quả phạt gián tiếp ở nơi phạm lỗi, nếu phạm lỗi xảy ra ở vòng 16m50. Còn nếu phạm lỗi xảy ra ở ngoài khu vực cấm địa, đội đối thủ được quả phạt trực tiếp ở nơi phạm lỗi.

Phạt góc có tính việt vị không?

Theo quy định, phạt góc không tính việt vị. Cụ thể, cầu thủ rơi vào thế việt vị không bị thổi phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ quả phát bóng, quả ném biên và quả phạt góc.

Phạt góc có việt vị không?
Phạt góc có việt vị không?

Phạt góc có tính bù giờ không?

Theo quy định, phạt góc không tính vào trong thời gian bù giờ thêm của trận đấu. Cụ thể điều luật 7.3 về việc bù giờ trận đấu (Allowance for time lost) do Ủy ban Bóng đá Quốc tế (IFAB) ban hành, trọng tài sẽ cho trận cầu bù giờ thêm trong các trường hợp cuộc đấu bị gián đoạn bởi các lý do sau:

  • Thay người.
  • Hành vi câu giờ.
  • Nhân viên y tế vào chăm sóc cầu thủ bị chấn thương.
  • Ăn mừng bàn thắng.
  • Xem lại VAR.
  • Thực hiện quy định water break (giải lao uống nước không quá 1 phút) hoặc cooling breaks (nghỉ giải lao từ 90 giây đến 3 phút).
  • Một số sự cố bên ngoài khác như cổ động viên lao vào sân, vấn đề an ninh,…

Trên đây là những thông tin cơ bản để giải thích cho khái niệm phạt góc là gì được Thethaoplus tổng hợp gửi đến quý độc giả. Đừng quên theo dõi chúng tôi mỗi ngày để cập nhật những tin tức nóng hổi chính xác nhất về môn thể thao vua.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *